Một số lỗi thường gặp khi sử dụng sơn nước

Thứ tư - 03/07/2019 23:30
Dưới đây là tổng hợp các sai lầm trong kỹ thuật thường mắc phải khi bạn sử dụng sơn nước. Hãy tìm hiểu để tránh khỏi những sai lầm không đáng có này nhé!
Sơn nước là sản phẩm được rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng sơn nước nếu không đúng cách, không đúng kỹ thuật thì rất dễ dẫn đến những sai lầm thường gặp. Dưới đây là tổng hợp các sai lầm trong kỹ thuật thường mắc phải khi bạn sử dụng sơn nước. Hãy tìm hiểu để tránh khỏi những sai lầm không đáng có này nhé!

Màng sơn bị rỗ

Hiện tượng của lỗi màng sơn bị rỗ: Trên bề mặt màng sơn có những hạt hoặc rỗ
Nguyên nhân khi màng sơn bị rỗ: Do có lẫn những vẩy hoặc những mẫu sơn khô như:
– Sau khi thi công lần trước không rửa thật sạch dụng cụ thi công dẫn đến các vảy sơn sót lại khiến màng sơn bị rỗ.
– Sơn bị khô trên thành vật chứa sơn khi thi công, hoặc là do bụi bẩn bắn vào.
– Vệ sinh bề mặt tường không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi ngay cả sau khi xả nhám lớp mastic.
+ Trường hợp có lỗ: Có thể do bạn pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí vì thế lúc thi công bọt khí hiện diện trên màng sơn và đến khi sơn khô
nó sẽ vỡ ra tạo thành các lỗ.
– Nếu là sơn dung môi hay sơn dầu – thì nguyên nhân có thể là do xử lý bề mặt cần sơn không kỹ.

Màng sơn bị nhăn

Hiện tượng khi màng sơn bị nhăn: Sau khi khô màng sơn nhìn bằng mắt thường sẽ thấy nhăn nheo, sờ vào thì sần sùi, không mịn màng, bằng phẳng.
Nguyên nhân:
– Con lăn mà bạn sử dụng không thích hợp: Nếu như bạn dùng con lăn có lông quá dài để thi công sơn thì sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi.
– Sơn dưới trời nắng gắt nên khiến lớp ngoài bị khô quá nhanh dẫn đến việc lớp bên trong chưa kịp khô và bề mặt ngoài bị nhăn.
– Sơn dày quá hoặc sơn không đều làm cho sơn không khô cùng lúc nên bề mặt ngoài bị nhăn.
– Sau khi sơn xong gặp phải trời lạnh, dẫn đến nhiệt độ giảm đột ngột làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh cũng là nguyên nhân khiến lớp sơn bị nhăn.

Màu sơn không đồng nhất

Hiện tượng không đồng nhất màu sơn: Khi chỉ dùng một loại sơn màu nhưng không đều màu.
Do không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn. Hoặc thợ thi công không đều tay. Quá trình dặm vá không khéo léo. Dụng cụ thi công khác nhau và mỗi lần thi công, sơn lại bị pha loãng với tỷ lệ khác nhau.

Sự phấn hóa

Bề mặt màng sơn có bột trắng (dạng phấn)
Lý do là khi bạn dùng loại sơn rẻ tiền, tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn. Tỷ lệ chất độn / chất tạo màng cao. Do pha sơn quá loãng làm giảm độ độ kết dính của sơn.

Màng sơn bị bong tróc

Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc. Do bạn xử lý bề mặt không tốt, hoặc do thi công không đúng hệ thống, hay là không sử dụng sơn lót … Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió. Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa.

Màng sơn bị phồng rộp

Sau khi khô, hình thành túi (bóng) khí trong màng sơn. Do bề mặt cần sơn thường xuyên bị ẩm ướt. Điều kiện thi công không đảm bảo, thời gian sơn cách lớp quá ngắn. Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây